Chuyển đến nội dung chính

Chăm sóc trẻ bị xương thủy tinh

Căn bệnh này chủ yếu là do di truyền bởi gen trội hoặc lặn từ phía bố hoặc mẹ. Đây là một bệnh bẩm sinh, trẻ bị mắc bệnh có tỷ trọng xương giảm. Trong những trường hợp nặng, bệnh biểu hiện ngay khi chào đời khiến trẻ sơ sinh bị gãy nhiều xương.


Phần lớn trẻ bị bệnh chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Bệnh có thể biểu hiện muộn ở những trường hợp nhẹ hơn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của khối cơ làm giảm sức bền cơ.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh xương thủy tinh. Không nên bế xốc nách trẻ lên. Không được kéo tay, chân hoặc nắm mắt cá trẻ nhấc lên trong khi thay tã. Để nhấc trẻ lên, động tác thích hợp nhất là xoè rộng bàn tay mình ra hết mức, đặt xuống một phần vào mông và một phần đùi (mặt sau); tay còn lại cũng xoè ra đặt vào phần vai - gáy - đầu và bế trẻ lên.

Đừng tự hành hạ hay trách móc mình khi xương trẻ gãy đi gãy lại. Dù có cẩn thận đến đâu thì xương vẫn cứ gãy tự nhiên.

Khi chuyên chở trẻ trong xe, cần có ghế ngồi được thiết kế cho phù hợp, có lót đệm mút cho trẻ dễ chịu. Khi di chuyển trẻ, tốt nhất là di chuyển luôn cả ghế.


Chăm sóc trẻ bị bệnh xương thủy tinh:


Xương thủy tinh là bệnh có tính di truyền, biểu hiện ở những gen lặn, người mắc bệnh này xương rất dễ biến dạng và gãy. Hiện trên thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị căn bệnh này.

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ giữ cơ chắc khỏe, xương cứng cáp hơn. Đặc biệt khi bắt đầu đi học, quan trọng là giúp trẻ hòa nhập càng nhiều càng tốt.

Chăm sóc trẻ bị bệnh xương thủy tinh cũng giống như nâng niu một chiếc ly cổ bằng thủy tinh. Gia đình phải cẩn trọng, không cho trẻ chạy nhảy mạnh, nhà cửa phải thu xếp gọn gàng, tránh trơn trượt. Nếu trẻ đi học, phụ huynh cần thông báo với giáo viên tình trạng bệnh của trẻ.

Khi trẻ bị gãy xương, cha mẹ cần làm một chiếc nẹp thông thường bằng thanh cây và bìa carton để cố định phần xương bị gãy, sau đó mới đưa trẻ đến bệnh viện. Cần kiểm tra kỹ, nếu trẻ bị gãy cột sống cổ phải bất động cổ, nếu không có thể làm trẻ tử vong.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: