Chuyển đến nội dung chính

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh.


Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể.

Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ.

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có:

Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức.

Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ.

Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày…

Nguyên nhân di truyền: các khuyết tật bẩm sinh nằm trong mã di truyền có sẵn gây nên các chứng bệnh,


Nguyên nhân tập nhiễm:


Chấn thương vật lý: những tác động lực trực tiếp hoặc gián tiếp lên hệ thống dây thần kinh ngoại vi khiến chúng bị chèn ép, tổn thương.

Do bệnh lý gây nên: phổ biến trong đó là bệnh tiểu đường và suy thận.

Do chế độ dinh dưỡng: sự thiếu hụt vitamin nhóm B (B1, B6, B2) và sự lạm dụng rượu.

Nhiễm trùng virus, ví dụ như HIV, virus Herpes Zoster gây bệnh Zona thần kinh…

Rối loạn tự miễn dịch: ví dụ như viêm khớp mãn tính.

Độc tố và sự lạm dụng thuốc: ví dụ kim loại nặng (chì), thuốc cisplatin…

Tùy vào loại dây thần kinh và vị trí bị ảnh hưởng mà có những biểu hiện lâm sàng của bệnh khác nhau.

Khi dây thần kinh cảm giác bị tổn thương, sẽ gây ra cảm giác đau, từ đau mỏi, đau ê ẩm đến đau nhói, đau gắt, đau thiêu đốt… Đau có thể từng đợt hoặc dai dẳng nhiều giờ đồng hồ; đau khi vận động hoặc đau khi có tác động dù rất nhẹ, trường hợp nặng đau cả khi nghỉ ngơi… Điều trị viêm khớp thoái hóa ở đâu? http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-thoai-hoa.html

Khi dây thần kinh tự chủ bị tổn thương, triệu chứng bệnh thường gặp là rất nhiều, liên quan trực tiếp đến những hệ thống tim, tiêu hóa, bài tiết, tiết niệu… Một số bệnh thường gặp như rối loạn nhịp tim, đại tiểu tiện không tự chủ, đổ nhiều mồ hôi…

Khi dây thần kinh vận động bi tổn thương, tứ chi trở nên yếu, khó vận động, cơ căng cứng hoặc teo đi, trường hợp nặng có thể gây liệt chi.

Xét nghiệm Elektromiografi (EMG): kích thích các dây thần kinh ngoại vi, ghi lại tín hiệu điện, từ đó giúp xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xét nghiệm máu: phát hiện các loại bệnh lý có khả năng gây ảnh hưởng dây thần kinh ngoại biên, ví dụ thiếu chất, bệnh tiểu đường…

Chọc dò tủy sống: phân tích tủy sống được trích từ đoạn sống lưng dưới để phát hiện bệnh. Sinh thiết da: thực hiện dưới điều kiện gây mê cục bộ tại chân và đùi. Kiểm tra chức năng tự chủ: đánh giá hệ thống thần kinh tự chủ. Sinh thiết thần kinh: xác nhận sự tồn tại của bệnh viêm thần kinh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: