Chuyển đến nội dung chính

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm.


Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động.

Nguyên nhân gây đau lưng dưới


• Do tính chất công việc:

Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng.

• Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì :

Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng.

• Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức:

Tập thể dục hay chơi thể thao nhiều quá mức, hoạt động vùng thắt lưng liên tục cũng dễ dẫn đến những cơ đau cho người bệnh.

• Do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống:

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau thắt lưng. Lúc này, đĩa đệm bị thoái hóa, chất nhầy bị thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh cột sống gây ra những cơn đau hoặc đau thần kinh tọa.

• Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối củng thường phải gặp những cơn đau thắt lưng do cột sống phải chịu 1 lực lớn từ bào thai.

• Do mắc các bệnh mạn tính:

Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, ruột hay các khối u trong ổ bụng cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt lưng.


Triệu chứng đau lưng dưới


Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà đau lưng dưới có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Người bị đau lưng dưới thường có các triệu chứng như:

• Xuất hiện các cơn đau dai dẳng, kéo dài.

• Ruộc và bàng quan có dấu hiệu rối loạn chức năng khá nghiêm trọng.

• Người bệnh bị sốt, sút cân không rõ nguyên nhân.

• Tình trạng tê hoặc yếu ngày càng trở nặng.

• Những cơn đau kéo đến khi ngồi hay vặn, uốn người.

• Nếu đau lưng kèm viêm khớp thì người bệnh có những cơn đau dữ dội mỗi khi cử động.

• Lưng hay bị co cứng và đau vào buổi sáng, các khớp xương khác cũng có dấu hiệu sưng đỏ hoặc đau.

• Cơn đau từ thắt lưng ngày càng lan xuống dưới 2 chân, ống chân dưới tê và đau lan rộng.

Đau lưng dưới gồm có đau cấp tính, tái phát và mạn tính. Hầu hết các triệu chứng của đau lưng dưới là đau cấp tính và sẽ giảm trong vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành mãn tính nếu kéo dài không điều trị hợp lý. Biến chứng khi bị đau dây thần kinh tam thoa http://coxuongkhoppcc.com/dau-than-kinh-tam-thoa.html

Cách chữa trị bệnh đau lưng dưới bằng thuốc nam


Bài thuốc 1: Lấy lá ngải cứu tươi đem xào nóng với dấm, bọc trong túi vải rồi đắp vào chỗ thắt lưng bị đau.

Bài thuốc 2: Lấy khoảng 2m dây mướp tươi đem xắt mỏng. Sắc với nước uống 2-3 lần/ ngày.

Bài thuốc 3: Sắc 30g cẩu tích với nước uống mỗi ngày 1 thang trị đau lưng dưới do hàn thấp hiệu quả.Bài thuốc 4: Sắc 12g hạt hẹ và 15g vỏ gừng với nước uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 5: Lấy 60g hạt mướp tươi đem giã nát và đắp vào huyệt mệnh môn, thay thuốc mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 6: Cho 30g đậu đỏ, 12g xơ mướp và 10g củ hành ta vào ấm sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần.

Bài thuốc 7: Sắc 30g rễ cây lâu, 30g vỏ quả bí ngô già và 15g nhân trần lấy nước uống 2-3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 8: Lấy 40g hạt bông, 20g hành củ và 10g lá tía tô đem sắc uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống 3 lần.

Bài thuốc 9: Sắc 20g rễ cà với 6g gừng khô uống trong ngày.

Bài thuốc 10: Cho 1 g trà xanh và 5g bột vừng chín vào 0,5 lít nước sôi chia uống 3 lần trong ngày.

Đau lưng dưới có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, dùng thuốc đặc trị hay phẫu thuật đối với trường hợp đau lưng dưới do thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam từ dân gian cũng mang đến hiệu quả cao.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy