Chuyển đến nội dung chính

Thực phẩm cho người hóa trị ung thư xương

Nếu bạn đang thực hiện quá trình hóa trị liệu ung thư xương thì những gì bạn ăn trong quá trình điều trị có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe và giảm nhẹ triệu chứng khó chịu

Duy trì cân nặng hợp lý: một số bệnh nhân ung thư xương có xu hướng sụt cân nhanh trong quá trình điều trị nhưng có số ít khác lại bị tăng cân. Vì vậy, duy trì một cân nặng hợp lý, phù hợp với thể trạng của cơ thể là rất cần thiết để người bệnh có sức khỏe tốt hơn. Thế nên, bệnh nhân ung thư xương nên hạn chế sử dụng chất béo từ động vật và tăng cường ăn thêm các loại rau xanh, hoa quả.

Lựa chọn thay thế nhiều loại thực phẩm hóa trị liệu ung thư xương, ung thư thận, ung thư buồng trứng,… có thể làm thay đổi vị giác, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi phải sử dụng một số loại thức ăn nhất định.

Nước và thịt là hai loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư xương cảm thấy khó chịu nhất khi ăn uống trong quá trình điều trị. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng nước khoáng có hương vị hoặc thêm vào vài lát chanh. Bạn cũng có thể thay thế thịt bằng những nguồn protein khác như trứng, đậu, cá và sữa ít béo,…

Ngoài ra, một số biện pháp hóa trị ung thư xương có thể gây ra tình trạng lở loét niêm mạc miệng hay còn gọi là viêm niêm mạc miệng, khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống. Để cải thiện tình trạng này thì người bệnh nên tránh các loại thức ăn cay, nóng, uống nhiều nước, ăn các món mềm, dễ nuốt và súc miệng với nước muối loãng sau khi ăn.

Thực phẩm cho người hóa trị ung thư xương
Thực phẩm cho người hóa trị ung thư xương


Khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Hạn chế vấn đề tiêu chảy: với những bệnh nhân ung thư xương bị tiêu chảy khi thực hiện hóa trị thì các bác sĩ đều khuyên họ nên tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ uống có đường, caffein, nước ép trái cây và rượu bia.  Phòng khám cơ xương khớp PCC

Những loại thực phẩm dung nạp tốt, hạn chế tình trạng tiêu chảy bao gồm bột yến mạch, hầu hết các loại trái cây,… mà bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình để hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Khắc phục tình trạng táo bón: trong khi một số người phải trải qua tình trạng tiêu chảy khi thực hiện hóa trị liệu ung thư xương thì số khác lại gặp các vấn đề liên quan đến táo bón. Vì thế, bạn nên bổ sung nước và các loại chất xơ cho cơ thể để hạn chế tối đa tình trạng táo bón xảy ra. 

Nếu bạn không quen với việc phải bổ sung một lượng lớn chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày thì hãy bổ sung chúng một cách từ từ, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, dù chỉ là đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày cũng góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng tránh tình trạng táo bón tiến triển nặng hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư xương sau khi hóa trị cũng có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn. Khi đó, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm mát, nhai gừng hay uống trà gừng, trà bạc hà để ngăn buồn nôn, đồng thời tránh những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc có mùi mạnh,…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: