Chuyển đến nội dung chính

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Người bị viêm cột sống dính khớp giai đoạn đầu thường có cảm giác đau thắt lưng, lan xuống 2 chi hoặc lan lên đốt sống cổ. Chính vì thế mà nhiều người thường nhầm lẫn bệnh với đau thần kinh tọa và viêm khớp dạng thấp.

Viêm cột sống dính khớp là một căn bệnh mạn tính nguy hiểm, các triệu chứng khởi phát rất mờ nhạt và khó phát hiện. Do đó viêm cột sống dính khớp có di truyền không là lo lắng của nhiều người bệnh. Đáp án của câu hỏi này như thế nào, và người bệnh phải làm gì khi biết mình mắc bệnh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

 Các triệu chứng tiến triển và không ngừng nặng hơn, trong một khoảng thời gian nào đó nó có thể chấm dứt nhưng bệnh không khỏi hoàn toàn. Viêm cột sống dính khớp nếu không được điều trị có thể khiến bệnh nhân bị dính khớp, gù lưng, tê liệt hai chân và làm giảm khả năng sinh sản.

Giống như nhiều bệnh về xương khớp khác, viêm cột sống dính khớp hiện nay cũng chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Một số nghiên cứu và suy đoán ban đầu cho rằng nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

Do vi khuẩn: Các vi khuẩn ở đường tiêu hóa và đường niệu dục có thể kể đến như Gonococcus, Yersinia, Salmonella, Chlamydia… được xem là một trong những tác nhân gây bệnh.

Ảnh hưởng của cơ địa: Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới dưới tuổi 30 (chiếm đến 90%) tổng các ca bệnh. Bệnh cũng có liên quan mật thiết với kháng nguyên HLA-B27 dương tính và âm tính. Theo nghiên cứu, có khoàng 20% người mang HLA-B27 mắc viêm cột sống dính khớp.

Các yếu tố thuận lợi khác như chấn lương, nhiễm trùng, sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh cũng có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?
Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?


Như đã nói, kháng nguyên HLA-B27 có mối quan hệ mật thiết với bệnh viêm cột sống dính khớp. Gen này chịu ảnh hưởng đặc biệt của yếu tố di truyền, và nó cũng đồng nghĩa với việc viêm cột sống dính khớp di truyền là sự thật. Tuy nhiên tỉ lệ này chỉ khoảng 50%.

Theo nghiên cứu khoa học, kháng nguyên HLA phân bố chủ yếu ở màng của các tế bào có nhân như da, lá lách, tim, thận, phổi… HLA-B27 là 1 trong 92 loại HLA của cơ thể. Khi HLA-B27 kết hợp với một số ảnh hưởng từ các tác nhân ngoài môi trường sẽ có nguy cơ gây ra bệnh viêm cột sống dính khớp. 

Ở thế hệ con cháu của họ, nếu như cũng mang HLA-B27 dương tính thì tỉ lệ bị bệnh sẽ cao hơn gấp 40 lần so với người bình thường. Ở người mang HLA-B27 âm tính, chỉ có 10% mắc bệnh, bằng ½ thể dương tính. Như vậy, người mang HLA-B27 không chắc chắn mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Và tỉ lệ bị di truyền ở con cháu của họ cũng không phải là 100%. Chữa thần kinh tọa bằng Đông y http://coxuongkhoppcc.com/chua-kinh-toa-bang-dong-y.html

Viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống và chức năng sinh sản của người bệnh. Chúng ta chưa có vacxin phòng bệnh, nên con của những người bệnh này cần được đi khám sớm để xem xét bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị từ sớm sẽ làm giảm ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống bình thường.

Với nam giới dưới 30 tuổi khi thấy các dấu hiệu của viêm cột sống dính khớp cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Nhiều người cứ để những triệu chứng đau lưng âm ỉ diễn ra trong vài năm, đến khi đi khám thì các khớp đã dính lại theo dạng đốt tre không thể khắc phục được. Vì thế, viêm cột sống dính khớp là căn bệnh diễn ra âm thầm nhưng lại vô cùng nguy hiểm.

Trong chế độ ăn uống, người viêm cột sống dính khớp nên tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các món giàu canxi, vitamin D, đồng thời chú ý kiểm soát cân nặng. Kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn cũng là việc nên làm.

►Xem thêm: Đa u tủy xương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: