Chuyển đến nội dung chính

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng đông y

Về đặc điểm liệt dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt, là một dây thần kinh hỗn hợp vừa điều khiển vận động vừa là dây thần kinh cảm giác, từ trong sọ não thoát ra nền sọ đi cùng với dây thần kinh số 7 qua tai trong, sau đó thần kinh VII chui qua một ống xương hẹp gọi là ống Fallop, sau đó thoát ra ngoài nền sọ qua qua lỗ trâm chũm.


Như vậy tổn thương dây thần kinh số 7 phía trước ống Fallop được gọi là tổn thương dây thần kinh VII trung ương; và tổn thương từ đoạn ống Fallop trở ra thì gọi là tổn thương thần kinh VII ngoại biên.

Châm cứu liệt VII

+Vùng Mắt-Trán: Thái dương (Nk), Toản trúc (Bq 2), Tình minh (Bq 1), Dương bạch (Đ.14), Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu.

+Vùng Mũi – Nhân trung: Nghinh hương (Đtr 20), Nhân trung (Đc.26).

+Vùng Má: Giáp xa (Vi 6), Địa thương (Vi 4), Hạ Quan, Quyền liêu, Tứ bạch

+Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24).

+Các huyệt khác: Hợp cốc, Phong trì, Ế phong, Túc Tam Lý, Nội Đình, Khúc trì, Huyết hải

Vì 3 đường kinh dương tuần hành trên mặt, kinh thủ Dương minh đại trường, kinh túc Dương minh vị và kinh thủ Thái dương bàng quang nên châm huyệt Hợp cốc, Khúc trì đối diện để thanh nhiệt, sơ điều kinh khí kinh thủ dương minh, châm huyệt Nội đình, Túc tam lý cùng bên để sơ điều kinh khí kinh túc dương minh-theo cách lấy huyệt ở xa. Châm các huyệt tại chỗ để sơ thông kinh khí vùng mặt bị bệnh. Phong trì, Ế phong để sơ phong hàn. Nội Đình, Khúc trì thanh nhiệt. Huyết hải hoạt huyết.



Có thể châm xuyên các huyệt: Toản trúc xuyên Tình minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Đồng tử liêu xuyên Thái dương, Địa thương xuyên Giáp xa

Châm huyệt Hợp cốc đối diện, Nội đình, Túc tam lý cùng bên.

Huyệt Ế phong là chủ yếu vì đó là nơi chưa chia nhánh của dây VII, không được thủy châm vào huyệt này, không châm sâu quá 1 cm.

Xoa bóp bấm huyệt:


Đẩy Toản trúc: dùng ngón cái miết từ Tình minh lên Toản trúc 5-10 lần

Kháng cung: dung ngón tay cái miết từ Ấn đường dọc theo cung long mày ra huyệt Thái dương 5-10 lần

Day vùng quanh mắt 5-10 vòng

Miết từ gốc mũi qua Nghinh hương xuống Địa thương 5-10 lần

Phân Nhân trung và Thừa tương 5-10 lần

Day vòng quanh môi 5-10 lần

Xát má 5-10 lần

Bấm các huyệt Tình minh, Toản trúc, Ngư yêu, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Hợp cốc đối diện.

Bóp má 3 lần

Liệu trình 1 lần/ngày, mỗi lần 20 phút



Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt. đau căng cơ vai http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-vai-gay.html

Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của YHCT) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của YHHĐ).

Do đó phương pháp điện châm có đặc điểm:

– Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc.

– Sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.

Muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp điều trị điện trên huyệt nhất thiết phải vận dụng nghiêm chỉnh học thuyết kinh lạc nói riêng và những lý luận đông y nói chung. Đồng thời phải có hiểu biết đầy đủ và vận dụng chặt chẽ những tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện. Trong điều trị bằng phương pháp điện châm, chỉ mới dùng phổ cập dòng điện một chiều và dòng xung điện.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: