Chuyển đến nội dung chính

Biến đổi xương khớp theo độ tuổi

Cơ thể chúng ta có 3 giai đoạn: hình thành, phát triển và thoái hóa; xương khớp cũng vậy. Xương khớp phát triển hay thoái hóa là do tỷ lệ của 2 quá trình đối ngược nhưng luôn xảy ra song song: tái tạo và phá huỷ xương.


Song chính các hoạt động mà mỗi người đang thực hiện hàng ngày lại gây áp lực làm ảnh hưởng đến cấu trúc và sự bền vững của hệ xương khớp, làm hệ xương khớp ngày một già cỗi và lão hóa.

Cấu tạo và biến đổi xương khớp theo độ tuổi


Trong phôi thai xương phát triển từ lớp trung bì và phát triển qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương (trừ xương vòm sọ và một vài xương mặt không qua giai đoạn sụn và một phần xương sườn cho đến già vẫn ở tình trạng sụn, không qua giai đoạn xương).

Bộ xương màng ở người hình thành vào tháng thứ nhất của bào thai. Màng biến thành sụn vào đầu tháng thứ hai và được thay thế dần bằng xương ở cuối tháng này của phôi.

Sau khi ra đời, quá trình hoá xương còn tiếp tục cho đến khi trưởng thành (nam khoảng 25 tuổi, nữ khoảng 23 tuổi), và phát triển thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ lúc đẻ đến lúc dậy thì hệ xương phát triển mạnh hơn hệ cơ; giai đoạn 2 từ tuổi dậy thì về sau hệ xương phát triển chậm hơn hệ cơ.

Ở tuổi thiếu niên, sự hóa xương vẫn chưa hoàn tất. Trong xương, thành phần hữu cơ (cốt giao) chiếm tỷ lệ cao hơn so với thành phần vô cơ (muối can-xi) nên xương có độ mềm dẻo cao. Xương phát triển nhanh, to ra và dài lên. Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Trung tâm vật lý trị liệu TPHCM http://coxuongkhoppcc.com/4-tieu-chi-lua-chon-trung-tam-vat-ly-tri-lieu-tphcm-uy-tin-chat-luong.html

Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Xương thay đổi về hình dạng và kích thước, còn xảy ra sự dính một số xương lại với nhau làm thay đổi số lượng các xương trong hệ xương từ 300 chiếc xương ở trẻ em đến 206 xương với 360 khớp xương ở người trưởng thành.



Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam, xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương. Tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong xương duy trì ổn định với hệ số 1:2. Khối xương lúc này đạt giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh và duy trì đến năm 30 tuổi.

Sau tuổi 30, xương bị phân hủy thường nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, xương bắt đầu suy yếu và khi đó xảy ra quá trình mất xương (giảm mật độ xương). Các căn bệnh xương khớp cũng bắt đầu tăng dần trong giai đoạn này, thoái hóa đốt sống cổ, xương khớp bắt đầu diễn ra mạnh mẽ.

Khi già đi, xương trở nên xốp giòn và dễ gãy, các tổn thương xương khớp khó hồi phục. Sụn khớp bị bào mòn, mỏng dần và giảm độ đàn hồi, chất lượng dịch khớp suy giảm… Từ tuổi 50, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp gia tăng như: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…

Các bệnh xương khớp mạn tính đã mắc phải cũng tiến triển xấu đi theo sự tăng của tuổi tác. Vì thế, chúng ta phải luôn có ý thức bảo vệ hệ xương khớp của mình để phòng tránh các bệnh về xương khớp ở cả mọi lứa tuổi, không chỉ là tuổi già.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: