Chuyển đến nội dung chính

Tư thế ngủ phù hợp cho người đau thần kinh tọa

Tư thế ngủ phù hợp có tác dụng làm giảm đau thần kinh tọa. Đa số các cá nhân đã từng bị bệnh này cho rằng nguyên nhân rất có thể là họ đã nằm không đúng tư thế trong khi ngủ. Dây thần kinh hông là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, nó bắt đầu từ lưng dưới, chạy xuống mông, chân và đầu gối.

Nếu tư thế ngủ của chúng ta cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh hông thì chúng ta không thể ngủ ngon và dẫn đến đau thần kinh tọa – đó là cảm giác đau đớn, tê và ngứa ran ở chân. Chúng ta hãy nghe những chuyên gia y tế khuyến cáo về một số tư thế ngủ giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng và hông:

1. Đừng nằm ngủ sấp

Vị trí này chỉ làm tăng áp lực lên cột sống của chúng ta bởi vì nó thổi phồng các kiến trúc ở lưng dưới và làm tăng áp lực gây ra đau lưng.

2. Nằm ở tư thế bào thai

Đây có lẽ là tư thế ngủ tốt nhất vì nó làm giảm hầu hết sự căng thẳng trên lưng. Hãy đặt một cái gối ở giữa hai chân của bạn để đảm bảo một đêm yên tĩnh.

3. Nằm thẳng lưng

Nếu đây là cách nằm của bạn thì hãy chuẩn bị một gối lớn, lông mềm và thoải mái dưới đầu gối của bạn. Với cách này, hầu hết các căng thẳng được đẩy khỏi lưng và dây thần kinh hông. Vị trí này duy trì đường cong bình thường của lưng.

Tư thế ngủ phù hợp cho người đau thần kinh tọa
Tư thế ngủ phù hợp cho người đau thần kinh tọa


Ngoài tư thế ngủ ra, những bài tập đau thần kinh tọa dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả. Ba bài tập này rất đơn giản và an toàn, bạn có thể làm 15 phút mỗi ngày.

Bài 1. Uốn cong đầu gối

Để an toàn bạn hãy sử dụng một chiếc ghế hoặc bàn làm điểm tựa. Đứng thẳng, vai thả lỏng, từ từ hít vào và thở ra. Từ từ uốn cong đầu gối trong khi kéo gót chân lên. Thực hiện động tác này 5-10 lần. Tránh tạo áp lực trên đầu gối và lưng.

Bài 2. Uốn, vặn hông

Đây là động tác đơn giản hay xuất hiện trong các bài tập aerobic. Mở chân rộng bằng vai, đứng vững. Đặt tay lên hông, xoay hông theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để thắt chặt cơ bụng 5 lần mỗi bên. Hít thở bình thường trong khi làm bài tập này.

Bài 3. Vặn eo

Bài tập này có nhiều động tác giống như tập hông. Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, bắt đầu xoắn bên phải với hai bàn tay nhẹ nâng lên về phía vai. Làm tương tự với bên trái. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho lưng dưới và vai. Duy trì hơi thở đều đặn từ trong ra ngoài.

Một vị trí ngủ tốt cùng với bài tập thể dục đơn giản sẽ làm giảm đau lưng, đau hông, đau thần kinh tọa và góp phần tạo những hứng khởi cho ngày mới của bạn cần thiết cho tất cả . Việc duy trì những tư thế thích hợp trong khi đi bộ, khi làm việc, tư thế ngồi và quan trọng nhất là tư thế ngủ là điều chúng ta cần chú ý nếu muốn thoát khỏi những cơn đau dai dẳng này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau vai gáy do đâu?

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy.  Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình! – Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe. – Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, t

Viêm thần kinh ngoại vi là bệnh gì?

Nếu như hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bằng hộp sọ, cột sống hay hàng rào máu não, thì hệ thần kinh ngoại vi hoàn toàn không được bảo vệ trực tiếp bởi cấu tạo nào. Chính vì thế, chúng rất dễ bị tổn thương bởi những tác động vật lý hay bệnh lý xung quanh. Đây là một phần của hệ thần kinh, gồm các dây và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Hệ thần kinh ngoại vi có chức năng liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan trên toàn bộ cơ thể. Hệ thần kinh ngoại vi được phân thành hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự chủ. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi là dạng bệnh xuất hiện khi các phần hệ thần kinh ngoại vi bị tác động ảnh hưởng, trong đó gồm có: Dây thần kinh vận động: điều khiển cử động của cơ một cách có ý thức. Dây thần kinh cảm giác: truyền thông tin về những cảm nhận từ da đến não bộ. Dây thần kinh tự chủ: chi phối các cơ quan trong cơ thể có khả năng hoạt động độc lập không thông qua ý thức, như tim, phổi, dạ dày… Nguyên nhân di truy

Triệu chứng khi bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm. Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động. Nguyên nhân gây đau lưng dưới • Do tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng. • Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì : Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng. • Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức: